Nội tạng nhiều chất dinh dưỡng nhưng ăn bao nhiêu là đủ?

22/11/2023 16:03

Nội tạng động vật như lòng, gan, dạ dày là món ăn giàu đạm, được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, đây cũng là thực phẩm gây hại cho sức khỏe nếu ăn quá nhiều.

Theo bác sĩ Trần Đức Cảnh - Khoa Nội soi và thăm dò chức năng, Bệnh viện K (Hà Nội), nội tạng động vật bao gồm các cơ quan tim, phổi, gan, dạ dày, bầu dục, ruột của động vật được sử dụng làm thực phẩm trong chế độ ăn uống hằng ngày. Những loại động vật hay được người dân lấy nội tạng ăn là bò, gà, lợn, cừu, dê…

Protein trong nội tạng động vật (trừ não và tủy) chiếm khoảng 16-22% trọng lượng. Nội tạng còn chứa nhiều chất béo, vitamin A, sắt, chống thiếu máu thiếu sắt, tăng cường sức đề kháng, duy trì khối lượng cơ bắp, mang lại cảm giác no lâu, nguồn cung cấp choline cho cơ thể. Người dân sử dụng thực phẩm này luộc, xào, nấu cháo hoặc nhiều món khác nhau.

Tuy nhiên, nội tạng động vật cũng chứa nhiều đạm, axit bão hòa, cholesterol. Khi cơ thể hấp thụ nhiều các chất đó gây ra các bệnh lý về thành mạch - xơ cứng thành mạch (đặc biệt mạch vành), cao huyết áp…Bởi vậy, có một số nhóm nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này như người cao tuổi, béo phì, mắc bệnh tim mạch, tiêu hóa, gout.

Nội tạng nhiều chất dinh dưỡng nhưng ăn bao nhiêu là đủ?

Nội tạng là thực phẩm nhiều người yêu thích nhưng không nên ăn quá nhiều. Ảnh: P.Thúy

Phụ nữ có thai cũng là nhóm đối tượng thận trọng khi ăn các loại nội tạng dù đó là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào, đặc biệt là gan.

Trong thời kỳ trong bụng mẹ, thai nhi rất cần được cung cấp thêm vitamin A. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy khi bà mẹ hấp thụ hơn 10.000 IU vitamin A mỗi ngày, trẻ bị dị tật bẩm sinh cao hơn 80% với nhóm bà mẹ dùng dưới 5.000 IU. Vì vậy, các thai phụ cần hết sức thận trọng, đặc biệt nếu đang dùng các chất bổ sung chứa vitamin A.

Bác sĩ Cảnh lưu ý, cần chọn nội tạng còn tươi từ động vật có nguồn gốc rõ ràng, không bị bệnh. Thời gian gần đây, cơ quan chức năng đã nhiều lần thu giữ các sản phẩm từ nội tạng động vật không rõ nguồn gốc giấy tờ được đưa ra thị trường. Người tiêu dùng có thể bị ngộ độc ngay hoặc lâu dần mắc các bệnh lý khác nếu dùng thực phẩm không an toàn.

Nội tạng mua về cần sơ chế cẩn thận, rửa sạch bằng muối, chanh, chần nước sôi trước khi nấu. Gan, bầu dục, tim cần cắt hết phần hôi, màng mỡ bám vào. Nấu chín kỹ, không ăn lòng tái, sống. Khi lòng thừa, bạn không nên để qua đêm vì đây là thực phẩm giàu đạm dễ nhiễm vi sinh vật.

Bác sĩ Cảnh khuyến cáo không nên ăn lòng hằng ngày. Người lớn nên ăn nội tạng động vật 2-3 bữa/tuần, tương đương 50 - 70g mỗi lần. Trẻ em ăn 1-2 bữa/tuần, tương đương 30 -50g.

Nội tạng nhiều chất dinh dưỡng nhưng ăn bao nhiêu là đủ?

Kim loại nặng trong nội tạng động vật có thể 'giết' tinh trùngThận và gan của động vật thường tích tụ một lượng lớn cadmium, loại kim loại nặng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào sinh tinh trong cơ thể, làm rối loạn quá trình sản xuất tinh trùng.

Nội tạng nhiều chất dinh dưỡng nhưng ăn bao nhiêu là đủ?

Ngoài nội tạng, những bộ phận nào của bò không nên ăn?Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn quá nhiều phủ tạng bò, lợn, gà bởi có lượng cholesterol cao. Ngoài ra, một số bộ phận khác của bò cũng không nên ăn thường xuyên.

Nội tạng nhiều chất dinh dưỡng nhưng ăn bao nhiêu là đủ?

Ăn nội tạng động vật: Chọn ruột non hay ruột già?Lòng động vật có nhiều dinh dưỡng nhưng cũng ẩn chứa một số tác hại. Việc lựa chọn nguyên liệu an toàn và chế biến đúng rất quan trọng.

Bình luận

Theo Nguồn vietnamnet.vn

Nội tạng nhiều chất dinh dưỡng nhưng ăn bao nhiêu là đủ? - Khỏe Đẹp

ds

Kmarket Mall - Apps on Google Play