Xu hướng đưa người nhà vào ban lãnh đạo các ngân hàng tư nhân của Việt Nam ngày càng rõ nét. Trong đó, nhiều nhà băng phổ biến "mô hình" bố/anh trai làm chủ tịch, con/em trai giữ chức phó chủ tịch.
TPBank: Anh làm Chủ tịch, em làm Phó Chủ tịch
Năm 2008, Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) được thành lập. Ông Đỗ Minh Phú (sinh năm 1953) Chủ tịch HĐQT hiện nay cũng chính là thành viên sáng lập nhà băng này.
Trước khi gây dựng TPBank, ông Phú là nhà sáng lập CTCP Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji. Hiện, ông đại diện cho Doji sở hữu gần 94 triệu cổ phiếu TPB, tương đương 5,93% vốn điều lệ ngân hàng. Tính theo thị giá hiện tại của TPB, lượng cổ phiếu này trị giá khoảng 2.200 tỷ đồng.
Trong khi đó, em trai ông Phú là Đỗ Anh Tú được bầu làm Phó Chủ tịch HĐQT TPBank từ năm 2012.
Ông Tú sở hữu hơn 58,6 triệu cổ phiếu TPB (3,7%), trị giá chừng 1.138 tỷ đồng.
Ngoài ra, vợ và các con của ông Tú cùng hai người con của ông Phú đều sở hữu hàng chục triệu cổ phiếu TPB.
Tổng lượng cổ phiếu TPB do 2 anh em ông Đỗ Minh Phú, Đỗ Minh Tú cùng người thân nắm giữ lên đến gần 290,5 triệu cổ phiếu, tương đương khoảng 6.800 tỷ đồng.
Chủ tịch TPBank Đỗ Minh Phú (trái) và PCT Đỗ Anh Tú. (ảnh: NDH).SHB: Cha làm Chủ tịch, con làm Phó Chủ tịch
Ông Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển) được biết đến là người gây dựng Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) với vai trò Chủ tịch HĐQT.
Những năm gần đây, giai đoạn chuyển giao thế hệ nhà bầu Hiển thể hiện rõ qua việc bổ nhiệm con trai cả Đỗ Quang Vinh vào ghế Phó Tổng giám đốc ngân hàng từ tháng 10/2021. Đại hội cổ đông SHB năm 2021 chính thức bầu ông Vinh làm thành viên HĐQT. Tháng 4/2023, ông Đỗ Quang Vinhđược bầu làm Phó Chủ tịch HĐQT.
Tại SHB, ông Đỗ Quang Hiển trực tiếp nắm giữ 78 triệu cổ phiếu (2,54%). Trong khi, ông Đỗ Quang Vinh chỉ trực tiếp nắm giữ 736.000 cổ phiếu (0,024%).
Tuy nhiên, em trai ông Vinh là Đỗ Vinh Quang hiện nắm giữ hơn 84 triệu cổ phiếu SHB. Tính chung bầu Hiển và hai con trai sở hữu lượng cổ phiếu trị giá khoảng 2.000 tỷ đồng.
Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển và PCT Đỗ Quang Vinh.
Techcombank: Anh làm Chủ tịch, em làm Phó Chủ tịch
Cách đây 2 năm, ngân hàng Techcombank do ông Hồ Hùng Anh làm Chủ tịch HĐQT cũng bổ sung một Phó Chủ tịch HĐQT là ông Hồ Anh Ngọc, em trai ông Hồ Hùng Anh.
Doanh nhân Hồ Anh Ngọc (sinh năm 1982) được bầu vào HĐQT Techcombank nhiệm kỳ 2019-2024 tại Đại hội cổ đông năm 2021. Ông Ngọc từng đảm nhiệm các vị trí quan trọng tại Techcombank từ năm 2007.
Ông Ngọc cũng được biết đến trong vai trò Chủ tịch HĐQT Tập đoàn One Mount, Chủ tịch HĐQT CTCP 1MG Housing, Chủ tịch HĐQT CTCP One Distribution.
Tại Techcombank, ông Hồ Anh Ngọc không trực tiếp sở hữu bất cứ cổ phiếu nào, trong khi ông Hùng Anh nắm giữ 39,3 triệu cổ phiếu (1,1%).
Ông Hồ Hùng Anh (trái) và ông Hồ Anh Ngọc (thứ hai từ phải qua) trong ngày ông Ngọc được bầu vào HĐQT Techcombank. (Ảnh TCB).ACB: Con làm Chủ tịch, mẹ là thành viên HĐQT
Năm 2012, ông Trần Hùng Huy (sinh năm 1978) kế nhiệm cha ruột (ông Trần Mộng Hùng) làm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB. Thời điểm đó, ông Huy là chủ tịch ngân hàng trẻ nhất khi mới chỉ 34 tuổi. Cho đến nay, chưa có ai phá vỡ kỷ lục người trẻ tuổi nhất được bầu làm chủ tịch một nhà băng của ông Huy.
Chủ tịch Trần Hùng Huy đang nắm giữ 115,73 triệu cổ phiếu, trị giá trên dưới 2.900 tỷ đồng.
Ông Trần Mộng Hùng không còn là thành viên HĐQT ACB. Nhưng bà Đặng Thu Thuỷ (sinh năm 1955, vợ ông Hùng) đang là thành viên HĐQT ngân hàng này, từ năm 2011 đến nay.Bà Thuỷ sở hữu 40,34 triệu cổ phiếu ACB, trị giá khoảng 1.000 tỷ đồng.
Chủ tịch HĐQT ACB Trần Hùng Huy và mẹ, bà Đặng Thu Thuỷ, Thành viên HĐQT ACB. Ảnh: FB Trần Hùng Huy.
Được biết, bà Đặng Thu Thuỷ công tác tại ACB từ ngày đầu thành lập, từng giữ các chức danh Chánh văn phòng, Giám đốc nhân sự. Hiện, bà là thành viên Hội đồng sáng lập, thành viên HĐQT ACB.
Chủ tịch ACB từng nhiều lần chia sẻ hình ảnh và bày tỏ tình cảm với người mẹ của mình trên trang Facebook cá nhân. Ông luôn nhận được sự mến mộ của cộng đồng mạng, nhất là những người làm việc trong ngành ngân hàng.
LPBank: Anh là Chủ tịch, em là Thành viên HĐQT
Năm 2021, doanh nhân Nguyễn Đức Thuỵ (sinh năm 1976) được bầu vào HĐQT Ngân hàng Lienvietpostbank (nay là LPBank). Cuối năm 2022, doanh nhân quê Ninh Bình chính thức được bầu làm Chủ tịch HĐQT ngân hàng này, thay cho ông Huỳnh Ngọc Huy xin từ nhiệm theo nguyện vọng cá nhân.
Tại Đại hội cổ đông 2023, ông Nguyễn Văn Thuỳ (sinh năm 1981, em trai ông Thuỵ) được bầu vào HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028. Ông Thuỳ là 1 trong 4 thành viên mới, lần đầu tham gia HĐQT LPBank.
Chủ tịch HĐQT LPBank Nguyễn Đức Thuỵ đang sở hữu trực tiếp hơn 47,8 triệu cổ phiếu LPB, tương đương 2,76% vốn điều lệ ngân hàng. Tinh theo thị giá hiện tại, giá trị cổ phiếu ông Thuỵ đang nắm giữ đạt khoảng 670 tỷ đồng.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Thuỳ không có tên trong danh sách cổ đông của LPBank.
HĐQT LPBank nhiệm kỳ 2023-2028. Ông Nguyễn Đức Thuỵ (đứng giữa) và ông Nguyễn Văn Thuỳ (thứ hai từ phải qua). Ảnh: LPB.
Ngoài các cặp đôi nói trên, trong ngành ngân hàng từng chứng kiến cặp đôi chú – cháu tại Ngân hàng Việt Á (VietA Bank).
Năm 2021, ông Phương Hữu Việt rời ghế Chủ tịch HĐQT VietA Bank, thay thế ông Việt là cháu ruột của ông, Phương Thành Long. Tuy nhiên, ông Việt dù rời ghế Chủ tịch HĐQT nhưng vẫn là thành viên HĐQT VietA Bank cho đến kỳ Đại hội cổ đông 2023 vừa qua mới chính thức rút lui hoàn toàn.
Sếp ngân hàng nào nhận lương 'khủng' nhất?Thu nhập của các lãnh đạo ngân hàng là một vấn đề rất nhiều người quan tâm tại Đại hội cổ đông.
Bình luận