Loại củ mà chúng ta đang nhắc đến là củ ấu. Loại củ có bề ngoài đen xì, xấu xí này được mệnh danh là là "nhân sâm của người nghèo" vì chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào, cũng như tác dụng chữa vô số căn bệnh.
Theo thống kê, cứ 100g củ ấu thì lại có 4,5g albumin, 0,1g chất béo, 19,7g chất đường các loại, 0,19g vitamin B1, 0,06g B2, 1,5mg PP, 13mg C, 7mg Ca, 0,7mg sắt, 19mg Mn, 93mg P.
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội) cho biết: Trong Đông Y, củ ấu vị ngọt, tính mát; vào tỳ, vị. Các thành phần của cây củ ấu đều được coi như một vị thuốc. Thân cây vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng tiêu viêm giải độc. Còn phần củ có tác dụng ích khí tiện kỳ, thanh thử giải nhiệt, lương huyết, trừ phiền, chỉ khát.
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội) cho biết: Trong Đông Y, củ ấu vị ngọt, tính mát; vào tỳ, vị
Trong cuốn "Bài thuốc hay từ cây thuốc quý", củ ấu còn được dùng để hỗ trợ phòng và điều trị bệnh ung thư. Ngoài ra, còn có tác dụng trị viêm loét dạ dày, sưng vú, bệnh ngoài da. Liều dùng 10-16 g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài thì không kể liều lượng.
Ngoài ra theo lương y Sáng, củ ấu còn có thể sử dụng để làm thuốc theo một số cách sau đây.
Món ăn/bài thuốc có tác dụng giảm cân, làm đẹp, trị bệnh của củ ấu1. Trị xuất huyết, đau rát hậu môn
Dùng 250g củ ấu, nấu chín trong 1 giờ. Sau đó ép lọc lấy nước, cho thêm đường, chia làm 2 lần uống trong ngày. Dùng cho các trường hợp huyết nhiệt, kinh nguyệt quá nhiều, trĩ xuất huyết, đau rát hậu môn.
2. Trị tiêu chảy, mệt mỏi, mất sức
Củ ấu già 150g đem đi luộc chín, bóc bỏ vỏ ăn, mỗi ngày 2 lần. Dùng cho các trường hợp tỳ hư, tiêu chảy, mệt mỏi, mất sức.
Dùng 250g củ ấu, nấu chín trong 1 giờ. Sau đó ép lọc lấy nước, cho thêm đường, chia làm 2 lần uống trong ngày có tác dụng trị xuất huyết.
3. Hỗ trợ điều trị bổ trợ ung thư dạ dày, cổ tử cung
Củ ấu (bóc bỏ vỏ) 20 - 30g, thêm nước, đun nhỏ lửa nấu thành dạng canh cháo. Ăn ngày 2 lần.
4. Chữa tỳ vị hư suy
Dùng củ ấu tươi bỏ vỏ 30g, gạo nếp 30g, đường vừa đủ. Nấu thành cháo, ăn 2 lần/ngày. Chữa tỳ vị hư suy ở người cao tuổi, ăn uống khó tiêu, viêm ruột.
5. Chữa rôm sẩy, da mặt khô sạm
Lấy 1 lượng củ ấu tươi đi giã, vắt lấy nước cốt xoa lên chỗ rôm sẩy hoặc mặt.
6. Chữa nhức đầu, choáng váng, cảm sốt
Dùng 3-4 củ ấu sao cháy, đem đi sắc uống 01 thang/ngày.
7. Viêm loét dạ dày
Thịt củ ấu 30g, củ mài 15g, bạch cập10g, hồng táo 15g, gạo nếp 100g, mật ong 20g. Cho tất cả vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ để nấu cháo nhừ. Khi ăn cho 20g mật ong trộn đều. Đây cũng là món ăn từ củ ấu tốt cho những người bị ung thư dạ dày.
8. Giúp giảm cân, làm đẹp da
Vì củ ấu không chứa gluten và rất ít chất béo, vì vậy mọi người không sợ việc ăn nhiều sẽ tăng cân. Ngoài ra, trong củ ấu có rất nhiều vitamin C, B1, B2… giúp làm đẹp da.
9. Trị đại tiện ra máu
Vỏ củ ấu 60g, địa du 15g, tiêu sơn căn 6g, ô mai 10g, cam thảo chế 6g. Sắc uống 2 lần trong ngày.
Lưu ý gì khi ăn củ ấu?
Dù củ ấu là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao với nhiều công dụng tốt nhưng để tận dụng được công dụng của củ ấu, lương y Sáng khuyến cáo nên lưu ý vài điều sau đây:
- Không nên ăn quá nhiều một thời điểm vì củ ấu có tính mát dễ gây ra tình trạng đầy hơi, trướng bụng và đau bụng. Bạn có thể dùng 50 – 200g/ngày dưới dạng ăn sống hoặc nấu canh, cháo…
Không nên ăn quá nhiều một thời điểm vì củ ấu có tính mát dễ gây ra tình trạng đầy hơi, trướng bụng và đau bụng.
- Người tỳ vị hư nhược, đại tiện tiêu lỏng không nên dùng dạng sống.
- Sau khi ăn củ ấu không nên uống nước ngay lập tức vì sẽ có cảm giác khó chịu, đầy bụng.
Theo Tổ Quốc